Khi gặp phải những vấn đề như răng không đều, khập khiễng, lộn xộn, một số trường hợp nặng hơn dẫn đến tình trạng hô, móm… Tình trạng trên nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh về răng miệng như viêm nha chu, hôi miệng, trong sinh hoạt ăn uống và việc phát âm cũng sẽ bị ảnh hưởng. Những vấn đề khi niềng răng mà các bạn cần tham khảo.

---Tham khảo thêm: cạo vôi răng có đau không

Thời điểm nào thích hợp niềng răng?
Khi niềng răng không cần giới hạn về độ tuổi, cả trẻ em và người lớn đều có thể mang niềng răng nhưng nếu niềng răng ở tuổi từ 10-14 sẽ tốt hơn vì đây là giai đoạn hàm răng đang hoàn thiện và phát triển, do vậy thời gian niềng răng sẽ nhanh hơn và hiệu quả cũng cao hơn so với niềng răng khi trưởng thành.

Thời gian niềng răng bao lâu?
Tùy theo mức độ lệch răng khác nhau, tùy theo phương pháp niềng răng bằng mắc cài nào mà thời gian niềng răng cũng khác nhau. Thông thường bệnh nhân mang niềng răng từ 12 đến 24 tháng.

Thời gian niềng răng
Niềng răng mắc cài cố định

Khi mang niềng răng bạn phải đến bác sĩ kiểm tra và siết chặt sợi dây thép đan xen vào nhau nhằm tạo lực và móc niềng răng đẩy được răng và di chuyển về đúng vị trí mong muốn. Mỗi lần khám, bạn sẽ có cảm giác hơi đau ở hàm nhưng chỉ trong một thời gian ngắn là hết. Đối với một số trường hợp răng mọc lệch quả mức thì bác sĩ phải nhổ một số răng để có khoảng trống cho các răng khác di chuyển vào, từ đó răng sẽ được sắp xếp theo vị trí thích hợp nhất.

Có những loại niềng răng nào?
Hiện nay có 2 loại niềng răng là niềng răng bằng mắc cài cố định (bằng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài tự buộc, mắc cài mặt lưỡi) và niềng răng không mắc cài. Khi lựa chọn loại mắc cài nào bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ để phù hợp với tình trạng răng của bạn.

Mỗi loại mắc cài khác nhau thì chi phí cũng khác nhau, bạn có thể tham khảo chi phí khi bác sĩ tư vấn cho bạn.

Chăm sóc răng tại nhà khi mang niềng răng như thế nào?
Khi bạn mang niềng răng, giữ gìn vệ sinh răng miệng là điều cần thiết nhất. Niềng răng sẽ tạo ra các khoảng hở nhỏ chính là nơi trú ẩn của thức ăn và các mảng bám. Do vậy, sau mỗi bữa ăn bạn phải chải răng thật kỹ để loại bỏ các mảng bám và nên dùng kem đánh răng có chứa florua đảm bảo răng chắc khỏe, sử dụng bàn chải lông mịn.

Nên dành thời gian để xỉa giữa niềng răng và dây thép, bạn nên dùng sợi và dây xỏ để dễ lấy thức ăn hơn.

Định kỳ đến gặp bác sĩ để kiểm tra răng miệng giúp đảm bảo răng được khỏe mạnh hơn, nếu không làm sạch các mảng bám thường xuyên trong quá trình niềng răng thì những vết ố sẽ bám trên móc niềng hoặc nẹp dễ nảy sinh các bệnh về răng miệng.
Bài viết trích nguồn tại: http://rangsutot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
TG: NH
 
Top