Răng hô là tình trạng sai lệch mà rất nhiều người gặp phải, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Niềng răng chính là giải pháp giúp bạn khắc phục hiệu quả tình trạng này. Vậy niềng răng hô như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.

Bài viết liên quan: răng lấy tủy có nên bọc lại

Các giai đoạn niềng răng hô
Các giai đoạn niềng răng hô

Các giai đoạn niềng răng hô bạn cần biết

Niềng răng hô là giải pháp cải thiện tình trạng răng hô vẩu do răng hiệu quả. Thông thường, thời gian niềng răng phải kéo dài khoảng 18 tháng thì mới cho một kết quả như ý muốn, tuy nhiên khoảng thời gian này cũng có sự chênh lệch nhất định giữa từng bệnh nhân. Các giai đoạn niềng răng hô cụ thể như sau:

Thăm khám và tư vấn

Trước khi niềng răng, bác sĩ tiến hành thăm khám tổng quát răng miệng, sau khi có kết quả mới có thể chỉ định nên niềng răng hô hay không. Người bệnh được thăm khám, chụp phim, phân tích chính xác tình trạng lệch lạc của các răng và hàm trên các thiết bị tiên tiến. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng phần mềm thiết kế chỉnh nha để lên kế hoạch từng bước thực hiện nhằm giúp người niềng răng hiểu rõ được tình trạng răng hàm của mình, đồng thời biết được quá trình điều trị biến đổi như thế nào, đem lại kết quả ra sao và thời gian kéo dài bao lâu, bọc răng sứ có tháo ra được không.

Lấy dấu hàm

Khảo sát cấu trúc xương hàm cụ thể, dựa trên kết quả chụp phim sẽ đưa ra lời khuyên nên thực hiện niềng răng hô bằng cách nào phù hợp và hiệu quả nhất. Tiếp theo, bác sĩ thực hiện lấy dấu hàm, thu thập thông tin liên quan, chọn khí cụ chỉnh nha thích hợp.

Lên phác đồ điều trị

Ở trẻ em, bác sĩ sẽ chụp phim Panorex, Cephalo, xương bàn tay để dự báo sự phát triển của hệ thống xương sọ. Từ đó xác định thời điểm điều trị chỉnh nha sớm ở trẻ, tránh việc nhổ răng, điều chỉnh xương hàm khi hệ thống xương sọ đã qua giai đoạn phát triển.

Đối với người trưởng thành, bác sĩ cũng sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể và dự kiến lực chỉnh răng trong từng giai đoạn. Kết hợp giữa việc niềng răng và tạo hình thẩm mỹ khuôn mặt để giúp bệnh nhân hài lòng nhất với kết quả sau quá trình thực hiện.

Vệ sinh răng miệng

Cạo vôi răng sẽ giúp làm sạch răng miệng, loại bỏ các chất tồn đọng để tránh nguy cơ gây ra những vấn đề về răng miệng. Bởi trong quá trình niềng răng, việc vệ sinh răng miệng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Ngoài ra, những trường hợp có tổn thương về răng như: sâu răng, răng vỡ,… thì phải được xử lý xong để răng miệng ở tình trạng khỏe nhất.

Gắn mắc cài

Bác sĩ đặt thun tách kẽ cho người bệnh, thun tách kẽ có tác dụng tạo khe hở giữa răng cần gắn và răng kế cận. Tiếp đó sẽ gắn mắc cài niềng răng. Sau khi gắn mắc cài, bác sĩ điều chỉnh lực kéo phù hợp. Theo dõi quá trình chỉnh nha và đặt lịch hẹn tái khám.

Tháo mắc cài

Như kế hoạch ban đầu, bác sĩ tiến hành tháo mắc cài. Một số trường hợp phải sử dụng thêm hàm duy trì làm bằng nhựa cứng giữ răng không bị di chuyển, tránh tái phát sau khi niềng răng. Thời gian đeo hàm duy trì còn phụ thuộc vào tình trạng ban đầu của bệnh nhân.

Các giai đoạn niềng răng hô ở trên có thể có thêm giai đoạn nhổ răng để tạo khoảng trống cho cung hàm. Vì vậy, để biết cụ thể giai đoạn thực hiện chỉnh răng của mình, bạn nên đến trực tiếp nha khoa thăm khám càng sớm càng tốt.

Bài viết được trích nguồn tại: https://tuvanniengrangantoan.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT
 
Top