Ê buốt chân răng rất thường xảy ra khi ăn thức ăn nóng hay lạnh. Nhiều người thường chủ quan nghĩ rằng do răng nhạy cảm, nhưng trên thực tế, đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
Ê buốt chân răng do đâu?
Ê buốt chân răng chính là tình trạng ngà răng nhạy cảm khi có kích thích từ nhiệt độ. Tuy không gây ra quá nhiều đau đớn nhưng răng nhạy cảm thực sự gây khó chịu đối với những người mắc phải, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của họ. Nguy hiểm hơn, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên mà không có cách chữa sẽ khiến bệnh nặng hơn, thậm chí là gãy rụng răng.
Ê buốt chân răng khi có kích thích nóng lạnh* |
Theo các chuyên gia, ê buốt chân răng là do răng bị mòn men răng, lộ lớp ngà răng nhạy cảm bên trong. Cụ thể:
- Tụt nướu chân răng làm lộ chân răng, gây ê buốt, thậm chí đau nhức.
- Men răng bị mòn, ngà răng bị lộ do sử dụng nhiều đồ uống có tính axit cao như rượu, bia,…
- Thói quen nghiến răng khi ngủ, lâu ngày khiến răng bị mòn, ê buốt.
- Chải răng không đúng cách, mạnh quá hoặc chải nhiều lần hơn trong một ngày cũng khiến răng bị mất đi.
- Răng bị sứt mẻ, răng bị sâu cũng làm lộ ngà răng, gây đau buốt, khó chịu.
- Thực hiện tẩy trắng răng, đeo niềng răng hoặc trám răng bằng kỹ thuật kém, không chất lượng cũng là nguyên nhân dẫn đến ê buốt chân răng.
Chữa ê buốt chân răng hiệu quả
Dựa vào từng nguyên nhân gây ra sẽ có biện pháp chữa trị thích hợp. Do đó, cần đến nha khoa khám, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp khắc phục. Thông thường, có hai phương pháp điều trị ê buốt chân răng như sau:
Điều trị ê buốt chân răng tại nha khoa* |
- Trám răng: Với kỹ thuật này, bác sĩ dùng vật liệu nhân tạo để trám bít vào vùng răng điều trị sâu răng hoặc răng khiếm khuyết như mòn men, răng sứt mẻ, răng bị khuyết cổ…Trám răng chữa ê buốt chân răng giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho bạn, tuy nhiên chỉ áp dụng khi tình trạng của bạn ở mức độ nhẹ, chưa nghiêm trọng.
- Bọc răng sứ: Bác sĩ sẽ mài một lớp mỏng men răng, sau đó gắn mão sứ lên trên. Phương pháp này có thể chữa được ê buốt chân răng, giúp mô răng bảo tồn lâu hơn. Đối với răng sâu vỡ lớn, răng sứt mẻ hay men răng bị mòn, bọc răng sứ chính là cách tốt nhất.
Khi bị ê buốt răng bạn có thể thử sử dụng các loại thuốc chữa ê buốt răng. Tuy nhiên nếu bạn chưa xác định được tình trạng ê buốt chân răng của bạn là do đâu, hãy đến nha khoa thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc, các mẹo dân gian tránh cho tình trạng nặng hơn.
Ngavvt